Trang chủ / Chương trình đào tạo
Thiết kế vi mạch
Học phí

34.700.000

 

Thời gian đào tạo

4,5 năm

Phương thức xét tuyển

Xét tuyển thẳng, Xét Tuyển sinh riêng, Xét điểm thi THPT 2025, Xét tuyển theo Kết quả học tập THPT/Học bạ

Tổ hợp xét tuyển
A00, A01, D01, X26, X02, X06
Bằng cấp

Kỹ sư – Hệ chính quy

Du học trao đổi
Du học chuyển tiếp

Chi tiết chương trình đào tạo

04/03/2025

Giới thiệu

Thiết kế Vi mạch là chương trình giảng dạy được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, tập trung vào việc đào tạo những kỹ sư có năng lực cao trong việc thiết kế và phát triển các mạch tích hợp (Integrated Circuits – ICs) – bộ não của mọi thiết bị điện tử hiện đại.

Chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Thiết kế Vi mạch thuộc ngành Kỹ thuật Máy tính nhằm đào tạo ra những kỹ sư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức nền tảng vững chắc về máy tính, điện tử, vật lý bán dẫn, kỹ thuật số và tương tự, cùng với các kỹ năng thực hành chuyên sâu về thiết kế, mô phỏng và kiểm thử vi mạch. Sinh viên sau tốt nghiệp sẽ có khả năng làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực liên quan đến Kỹ Thuật Máy Tính, Vi mạch bán dẫn, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thiết kế và sản xuất vi mạch bán dẫn.

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

Điểm nổi bật của chương trình

  • Tính kết nối quốc tế cao
  • Phát triển kỹ năng mềm và khả năng làm việc thực tế

Mục tiêu đào tạo

  • Sinh viên chuyên ngành Thiết kế Vi mạch sau đào tạo có đủ kiến thức chuyên sâu về Kỹ thuật Máy tính, Điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn và thiết kế vi mạch, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước, cũng như tiếp tục học tập ở các bậc cao hơn.
  • Sinh viên chuyên ngành Thiết kế Vi mạch sau đào tạo có đủ kỹ năng, hiểu biết về kỹ thuật (sử dụng công cụ EDA, mô phỏng, kiểm thử) và kỹ năng mềm (làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy phản biện) để tham gia thiết kế, phát triển và tối ưu hóa các dự án vi mạch, đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội.
  • Sinh viên chuyên ngành Thiết kế Vi mạch sau đào tạo có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chủ động trong giao tiếp và tích cực trong việc học hỏi, cập nhật công nghệ mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật máy tính và vi mạch bán dẫn.

Triển vọng nghề nghiệp

  • Thiết kế, phân tích và phát triển: Làm kỹ sư thiết kế vi mạch (IC Design Engineer), kỹ sư thiết kế logic (Logic Design Engineer), kỹ sư thiết kế vật lý/bố cục (Physical Design/Layout Engineer) tại các công ty thiết kế chip hoặc các tập đoàn công nghệ lớn.
  • Mô phỏng và kiểm định: Làm kỹ sư xác minh vi mạch (Verification Engineer), kỹ sư mô phỏng (Simulation Engineer) để đảm bảo tính đúng đắn và hiệu suất của thiết kế.
  • Kiểm thử và ứng dụng: Làm kỹ sư kiểm thử vi mạch (Test Engineer), kỹ sư ứng dụng (Application Engineer) để kiểm tra chất lượng sản phẩm và hỗ trợ khách hàng tích hợp chip vào hệ thống.
  • Nghiên cứu và phát triển (R&D): Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vi mạch tại các viện nghiên cứu, trung tâm R&D của các tập đoàn công nghệ, hoặc các trường đại học.
  • Học tập nâng cao: Tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) để trở thành chuyên gia hoặc nhà nghiên cứu trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Viện nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh

Địa chỉ: 158A Lê Lợi, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng
Số điện thoại: (0236)37.38.399

Email: ibm@vnuk.edu.vn

Thứ Hai – Thứ Sáu, 8: 00 – 17:00