Trang thông tin tuyển sinh - VNUK, Đại học Đà Nẵng
Trang chủ / Tin tức / Blog

Học thiết kế vi mạch bán dẫn nên học khối nào? Hướng dẫn lựa chọn khối thi cho ngành vi mạch

18/04/2025

Thiết kế vi mạch bán dẫn là một trong những ngành công nghệ cao ngày càng được quan tâm tại Việt Nam và trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư vi mạch, kỹ sư thiết kế chip, kỹ sư FPGA, ASIC, SoC… ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để theo học ngành này, bạn cần lựa chọn đúng khối thi từ khi đặt chân vào ngưỡng cửa đại học. Vậy học thiết kế vi mạch bán dẫn nên học khối nào?

Học thiết kế vi mạch bán dẫn

Xem bài viết: Phấn đấu năm 2030 Việt Nam trở thành một trung tâm về công nghiệp vi mạch bán dẫn

Tầm quan trọng của việc chọn khối thi phù hợp

Bạn phải xác định được ngành nghề mình yêu thích và chọn cho bản thân một khối học phù hợp với mình cũng như ngành học. Đây chính là những bước đầu tiên để bạn có thể xác định đúng hướng con đường mình đang chọn. Vậy chọn được khối học và thi có quan trọng không, nó giúp bạn như thế nào?

Đầu tiên, nó sẽ giúp các bạn

  • Dễ dàng đỗ đại học vào các ngành liên quan.
  • Phát huy được thế mạnh học tập của bản thân.
  • Chuẩn bị kiến thức nền tảng cho việc học các môn chuyên ngành về sau.

Đặc điểm quan trọng của ngành thiết kế vi mạch nó sẽ liên quan đến kỹ thuật. Chính vì thế các kiến thức chuyên sâu về Toán học, Vật Lý, điện tử và công nghệ mô phỏng là cực kỳ quan trọng. Bởi thế khối học đáp ứng được những tiêu chí trên không khối nào khác ngoài khối A00 và A01. Từ đó, các bạn có thể theo đuổi ngành học của mình một cách dễ dàng hơn.

Nên chọn khối nào để học được thiết kế vi mạch?

Khối A00 (Toán, Lý, Hóa) – Khối chuẩn cho các ngành kỹ thuật

  • Lý do nên chọn: Toán giục phát triển tư duy logic, Lý cung cấp nền tảng về điện đọc, điện tử, Hóa giục hiểu về vật liệu bán dẫn.
  • Phần lớn các trường đào tạo ngành vi mạch đều tuyển khối A00.
  • Khả năng trúng tuyển cao nếu học sinh có nền tảng tốt về Toán và Lý

Khối A01 (Toán, Lý, Anh) – Lựa chọn linh hoạt cho người giỏi Tiếng Anh

  • Lý do nên chọn: Ngoài Toán và Lý, khả năng Tiếng Anh tốt sẽ là lợi thế khi học tài liệu chuyên ngành, giao tiếp trong các môi trường quốc tế hoặc khi đi du học.
  • Nhiều trường công nghệ hiện nay tuyển cả A00 và A01, giúp thí sinh dễ dàng linh hoạt hơn trong việc chọn khối thi.

Kết luận: Đây chính là khối học lý tưởng nhất và các trường Đại học dùng để xét tuyển riêng đối với ngành vi mạch bán dẫn.

Xem thêm: Các ngành học khối A mà bạn nên biết. Các ngành nghề phù hợp cho dân khối A.

Khối D (Toán, Văn, Anh)

  • Hiện khối này cũng đang rất được các khói ngành kỹ thuật chú ý vì cơ hội ngoại ngữ giúp bạn có thể theo đuổi ngành học dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn có cơ hội lớn khi làm việc tại các công ty nước ngoài.

Xem thêm: Các ngành học dẫn đầu xu hướng cho dân khội D

Ngành học phù hợp với thiết kế vi mạch

Khi chọn khối, đồng thời bạn nên biết các ngành đào tạo phù hợp với hướng đi vi mạch, bao gồm:

  • Kỹ thuật điện điện tử
  • Kỹ thuật điện tử – viễn thông
  • Kỹ thuật máy tính (với định hướng hạ vi mềm – firmware, VHDL, Verilog…)
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
  • Vật lý kỹ thuật (với chú trọng vào vi điện tử, vật liệu bán dẫn)
  • Công nghệ Nano
  • Kỹ thuật máy tính

Xem thêm chi tiết các ngành học kỹ thuật: Tại đây

Trường đào tạo ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng?

Hiện nay, có nhiều trường đại học tại Việt Nam cung cấp chương trình đào tạo về thiết kế vi mạch, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. 

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK)

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (VNUK) là một trong các trường đào tạo ngành kỹ thuật máy tính có chất lượng đào tạo thuộc hàng top hiện nay với chương trình đào tạo được xây dựng theo tư vấn của Đại học Aston, đối tác chiến lược của VNUK tại Anh quốc, giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài. VNUK luôn tích hợp các yếu tố tiên tiến từ nền giáo dục của các nước phát triển trên thế giới

Năm học 2025  2026 VNUK dự kiến sẽ mở cổng xét tuyển 4 ngành học mới trong đó có Thiết kế vi mạch. Chuyên ngành Thiết kế vi mạch hướng đến đào tạo một lực lượng lao động có trình độ cao, được trang bị kiến thức chuyên sâu về điện tử, lập trình nhúng, thiết kế VLSI (vi mạch tích hợp cỡ lớn), AI Hardware, và vật liệu bán dẫn…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội trở thành kỹ sư thiết kế vi mạch (VLSI Design Engineer), kỹ sư phần cứng, kỹ sư hệ thống nhúng, chuyên gia IoT, quản lý dự án bán dẫn…tại các công ty hàng đầu như: Intel, NVIDIA, TSMC, Samsung, Bosch, Renesas, VinGroup, FPT Semiconductor

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

(Dự kiến tuyển sinh năm 2025) : Cập nhập thông tin: Tại đây

Học thiết kế vi mạch bán dẫn

Kỹ năng cần thiết khi theo học thiết kế vi mạch

  • Tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề
  • Khả năng sử dụng các phần mềm mô phỏng vi mạch (Cadence, Synopsys, LTSpice, v.v.)
  • Tiếng Anh chuyên ngành
  • Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp trong dự án

Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực vi mạch

  • Kỹ sư thiết kế vi mạch (IC Design Engineer)
  • Kỹ sư mô phỏng và kiểm thử vi mạch (Verification Engineer)
  • Kỹ sư backend / layout / DFT / SoC…
  • Các vị trí trong doanh nghiệp như Synopsys, Renesas, Samsung, Viettel, CMC, FPT Semiconductor…

Kết luận

Việc chọn khối thi phù hợp để theo đuổi thiết kế vi mạch bán dẫn là bước đầu tiên để bạn đặt chân vào con đường công nghệ cao đầy tiềm năng. Hãy cân nhắc thế mạnh bản thân và tìm hiểu rõ các ngành, trường đào tạo để có sự chuẩn bị tốt nhất. Khối A00 và A01 vẫn là hai lựa chọn tối ưu nhất hiện nay cho học sinh mong muốn theo đuổi lĩnh vực vi mạch đầy hứa hẹn.

—————–

Xem thêm bài viết: 

Khi nào thi THPTQG 2025. Những điểm đổi mới và lưu ý trong kỳ thi

Những trường Đại học Công lập tại Đà Nẵng